Danh mục sản phẩm
Để mang đến những trái hồng treo gió đầy bắt mắt và ngon miệng được nhiều người yêu thích, đòi hỏi người nông dân trong quy trình chế biến hồng treo gió phải vô cùng tỉ mỉ và khéo tay.
Là một sản phẩm được làm ra từ những quả hồng loại 1, hồng treo gió phải trải qua một công đoạn phơi khô phức tạp dưới ánh nắng và gió trời để cho ra thành phẩm là những trái hồng treo gió ngon ngọt, đầy mọng nước.
Tháng 9,10 âm lịch hằng năm là thời điểm hồng vào mùa, cả mùa sẽ gói gọn trong 4 tháng nhưng riêng với đặc sản hồng treo gió Đà Lạt, khi đến mùa chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 2 tháng vì cần có thời gian để hồng được chín đỏ, đảm bảo đủ độ ngọt để treo lên giàn phơi khô.
Thời gian phơi khô của hong treo gio tùy thuộc vào từng quả mà dao động từ 25 ngày đến 1 tháng. Hồng sẽ được phơi trong phòng kín, được người nông dân “trông nom” nghiêm ngặt.
Để mang đến thành quả là những quả hồng treo gió thơm ngon, người nông dân phải cẩn thận trong từng công đoạn chế biến hồng treo gió:
3.1 Công đoạn sơ chế đầu tiên.
Những trái hồng được lựa chọn sẽ phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe như: cần phải tươi, có màu vàng cam, cứng, chắc tay, không bị dập hay có vết do côn trùng cắn.
Sau khi hái hồng từ vườn, người nông dân sẽ tráng hồng qua một lớp nước và đợi đến khi ráo nước sẽ bắt đầu gọt đi phần vỏ bên ngoài. Ở bước này, yêu cầu người nông dân phải tỉ mỉ cẩn thận gọt vỏ nhưng phải giữ lại phần cuống chắc chắn để treo lên các giàn. Nếu gặp phải tình trạng làm đứt cuốn có thể dùng vật dùng khác để thay thế và treo lên giàn, song phần lớn những trái đó sẽ bị hư theo thời gian.
Khi treo hồng lên giàn, phải dựa vào kích thước riêng của từng trái hồng. Trái có kích thước lớn sẽ phải treo móc nhựa, nếu treo bằng loại dây khác thì khi chín, hồng treo sẽ bị thắt vào dây buộc và xảy ra tình trạng bị xì nước, mất đi 50% trọng lượng vốn có. Còn mỗi dây dài treo hồng phải đảm bảo có độ dài khoảng 1,2m.
Sau 10 ngày phơi, hồng sẽ dần chuyển sang màu cam đậm có sắc nâu. Và vào thời điểm này, chủ vườn hồng sẽ đi “mát xa” cho từng quả hồng một cách nhẹ nhàng để đảm bảo ruột hồng trở nên mềm hơn và tiết ra mật đượm hơn.
3.2 Giai đoạn phơi hồng đòi hỏi sự tỉ mẫn.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của một trái hong treo gio. Hồng sẽ được sấy bằng nắng, gió tự nhiên nên điều kiện thời tiết là một tác nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng hồng treo gió.
Nếu phơi hồng vào thời điểm có nhiều cơn mưa kéo dài, hoặc nóng lạnh thất thường sẽ khiến cho hồng bị chảy nước, lên men và buộc người nông dân phải loại bỏ toàn bộ giàn hồng gặp tình trạng trên.
Vì thế, cũng đã có nhiều phương thức giúp người nông dân có thể kiểm soát chất lượng hồng trong phòng kín tốt hơn và lâu dài hơn:
Trong nhà sấy yêu cầu nhiệt độ luôn phải được duy trì ở mức từ 25 đến 30 độ và độ ẩm luôn nằm trong khoảng 50% để hồng có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Những yêu cầu nhất định cũng được đặt ra cho nhà sấy hồng treo gió: phải được thực hiện trong nhà tôn, nhà kính và đảm bảo sự thông thoáng nhiều nhất có thể. Quan trọng là phải có màn chắn ngăn mưa, sương vào vì sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của hồng, có thể dẫn đến tình trạng bị hỏng và mất màu.
Giá thành cao của hồng treo gió không đến từ sự khan hiếm trên thị trường mà phần lớn nguyên nhân đến từ những trường hợp “bất khả kháng” trong lúc sấy khô hồng:
Trong suốt hành trình thực hiện hồng treo gió, Foodmap đã luôn đi cùng các chủ vườn và giám sát cẩn thận quy trình chế biến hồng treo gió để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, vì sử dụng phương pháp chế biến của Nhật Bản và chọn phương thức phơi khô tự nhiên nên hồng treo gió của Foodmap không chứa bất kỳ hóa chất hay chất gây hại nào ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mang đến sự yên tâm tuyệt đối cho người tiêu dùng.