Mô hình nuôi kiến vàng cho quả cam sành ngọt lịm

  • Biên tập bởi
  • Mỹ Hậu ngày 14/08/2023
  • 3109

Mô hình nuôi kiến vàng thay thế các loại thuốc trừ sâu đang được nhiều người nông dân áp dụng vào trồng trọt, nổi bật phải kể đến cam sành.

Giới thiệu về mô hình nuôi kiến vàng.

Kiến vàng là một loài thiên địch vô cùng có lợi trong nhiều vườn trái cây, chúng không chỉ có khả năng khống chế, tiêu diệt các loài côn trùng có hại cho cây trồng mà còn giúp tăng độ ngon ngọt cho phần ruột trái, chẳng hạn như cam sành

Chúng sống theo bầy đàn và làm tổ trên cây bằng cách sử dụng tơ ấu trùng của bản thân để cuộn các lá cây lại với nhau. Trong một tổ kiến vàng luôn có những “thành viên cốt cán” bao gồm: kiến thợ lớn, kiến thợ nhỏ, kiến đực và kiến chúa. 

Kiến vàng có mặt quanh năm trong vườn với mật độ cao, song sẽ có biến động theo từng tháng. Đầu mùa mưa sẽ là thời điểm mà tổ kiến vàng sinh sôi nhiều nhất. Nếu người dân muốn duy trì số lượng kiến vàng vào mùa nóng – thời tiết hoàn toàn đối nghịch với sự phát triển của kiến vàng thì họ cần phải cung cấp “mồi” cho kiến là cá món: ruột gà, ruột vịt, cá khô đều đặn 1 tuần hoặc nửa tháng. 

Nên mô hình nuôi kiến vàng không phải là một điều quá khó, chỉ cần biết canh tác đúng kỹ thuật và ghi nhớ đặc điểm sinh tồn của loài thiên địch này thì người nông dân hoàn toàn có thể tận dụng chúng trên diện rộng.

Lợi ích của mô hình canh tác độc đáo này

nuoi-kien-vang
Kiến vàng – thiên địch cho mùa màng bội thu.

Thực chất mô hình nuôi kiến vàng làm tổ trên cây đã được người nông dân ĐBSCL thực hiện từ lâu. Đặc biệt trong những vườn cam sành, quýt thì cách canh tác này càng được chú trọng vì kiến vàng giúp tiêu diệt loài kiến đen – nguyên nhân chính khiến cam quýt bị sượng và mất nước. 

Nhưng đó chưa phải là tất cả, nuôi kiến vàng còn giúp bảo vệ cây quả khỏi nhiều tác nhân gây hại như:

  • Các loài côn trùng: bọ xít, rầy mềm, sâu vẽ bùa, rệp sáp, kiến hôi, nhện vàng, sâu vẽ bùa. Nhờ đó mà những cây chanh, cây bưởi được bảo vệ hoàn toàn 100% khỏi sâu bọ.
  • Một số loại bệnh phổ biến như greening – bệnh vàng lá gân xanh trên cây ăn quả do rầy chổng cánh gây nên. Bệnh greening sẽ làm lá xuất hiện tình trạng các mô, gân nổi xanh, trái nhỏ, vẹo, nhiều hạt lép, thiếu chất dinh dưỡng. 
  • Tương tự như khi cam có quả, người nông dân sẽ thả kiến vàng vào làm tổ trên cây để kiến vàng ăn các loại trứng sâu, rệp hoặc bọ xít gây ảnh hưởng đến mùa màng. Đồng thời kiến vàng sẽ cắn vào cuống cam, buộc cam sành sẽ phải hút nhiều chất dinh dưỡng hơn từ đất để chữa lành vết thương. Nhờ đó mà cam sanh vinh long sẽ phát triển mạnh hơn và có độ ngọt nhiều hơn. 

Vì thế, kiến vàng là một loài thiên địch vô cùng hữu ích cho người nông dân, nó mang lại nhiều lợi ích cả về chi phí lẫn chất lượng cây trái cho họ:

  1. Đầu tiên, người nông dân sẽ không cần phải tốn một khoảng lớn nguồn vốn để dành mua cho thuốc bảo vệ thực vật.
  2. Thứ hai, các loại trái cây ăn quả sẽ càng tăng thêm vị ngọt so với các loại trái cây được canh tác theo phương thức thông thường.
  3. Thứ ba, việc nuôi kiến vàng giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường khỏi các chất gây hại. 

Nhưng cũng theo lời chia sẻ của các anh nông dân làm vườn lâu năm. Khi thu hoạch trái cây từ vườn nuôi kiến vàng, họ gặp một trở ngại lớn là vết thương trên da do kiến vàng cắn. Nó có thể khiến phần da bị tổn thương, sưng tấy, đau nhức và có nguy cơ bị nhiễm trùng. 

Đặc điểm nổi bật của cam sành nhờ có kiến vàng. 

Vì được canh tác bằng mô hình nuôi kiến vàng đặc biệt và hoàn toàn tự nhiên, cam sanh vinh long của nhà Foodmap được đảm bảo các tiêu chí:

  • Ngon mọng nước, vị ngọt thanh chua nhẹ thích hợp với thời tiết nóng nực của mùa hè.
  • Hương thơm dịu nhẹ, các múi cam sành chắc hơn so với loại cam thông thường.
  • Dễ bảo quản trong nhiều ngày, nếu đựng trong ngăn mát sẽ để được tối đa 10 ngày, nặng từ 4 đến 6 trái cho 1kg.
  • Hương vị thay đổi theo mùa: ngọt đậm vào mùa hè và nhạt hơn vào mùa đông.
  • cam-kien-vang
    Những trái cam ngọt thanh mọng nước nhờ phương thức canh tác bằng kiến vàng.
TOP