Danh mục sản phẩm
Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang với màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên có bao giờ bạn tò mò về cách người nông dân thu hoạch và nấu đường thốt nốt như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nó là một chất tạo ngọt phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được nấu từ dịch chảy ra từ nhụy hoa thốt nốt. Đường có màu vàng nâu óng ánh hoặc màu nâu đỏ đặc trưng.
Vị ngọt của đường thốt nốt rất thanh, có hương thơm thoang thoảng và một chút vị chua nhẹ tự nhiên. Đường còn có một ít mùi khét nhẹ nếu được đun bếp củi thủ công. Đường thốt nốt thường được đổ khuôn thành từng thỏi tròn. Bên cạnh đó còn có dạng sệt, dạng lỏng hay dạng bột.
Tuy là một gia vị đặc sản miền Tây, đường thốt nốt từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong căn bếp của mọi người Việt. Với vị ngọt thanh cùng màu sắc bắt mắt, đường thốt nốt rất thích hợp với các món kho như cá kho tộ, thịt kho tàu,… giúp làm dậy thêm vị ngọt thơm của thịt, tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn mà không cần dùng đến nước màu.
Đường thốt nốt còn là một nguyên liệu đặc biệt trong các loại nước chấm, tạo hương vị thơm ngon, không ngọt gắt cùng màu sắc bắt mắt. Một số loại mắm đặc sản có thể kể đến như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc,…
Nhắc đến đường thốt nốt, không thể không kể đến các món ngọt truyền thống của làng quê Việt. Nào là chuối rim, chè, bánh bò, xôi thốt nốt,…Món nào món nấy đều có màu nâu đỏ đặc trưng cùng hương vị ngọt thanh chuẩn vị ngon lành.
Quá trình làm đường thốt nốt vô cùng công phu. Người dân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với nhiều công đoạn khó khăn, đặc biệt là công đoạn thu mật. Để lấy được những giọt mật ngọt lịm tươi nguyên, từ sáng sớm, người nông dân phải trèo lên những cây thốt nốt cheo leo, cao chót vót. Họ sẽ cắt cuống hoa để nước thốt nốt chảy ra, lấy ống tre hoặc chai nhựa để hứng nước mật.
Phần nước này khi vừa lấy từ trên cây xuống sẽ có vị ngọt lợ và nhiều cặn. Sau đó người dân sẽ lọc hết cặn bã ra bằng một lớp màng lọc, cho thêm vào nước vài miếng gỗ sến (thường là sến đỏ) để bảo quản, làm chậm quá trình lên men của nước mật.
Sau đó nước mật sẽ được đun sôi. Trong khoảng 15 – 20 phút, nước sẽ đổi thành màu trắng trong, vị ngọt lịm, thơm phức. Người nông dân sẽ mất 10 tiếng đồng hồ để nấu thành 50kg đường nguyên chất. Các công đoạn sẽ bao gồm việc đun sôi nước mật, lọc, chiết qua 3 nồi khác nhau là nước ba, nước nhì, nước nhất.
Chưa dừng lại ở đó. Để cho ra món đặc sản vùng miền nổi bật này, thông thường mất đến 7 lít nước thốt nốt thì mới cho ra 1kg đường sệt cô đặc. Màu trắng trong của đường sẽ dần chuyển sang màu đỏ nâu đặc trưng. Sau khi nấu xong, đường đã đặc quánh sẽ được cho vào máy đánh trong 30 phút. Công đoạn này giúp đường được tơi và không bị vón cục.
Sau đó, tùy vào mục đích sử dụng mà người làm sẽ tạo khuôn tròn cho đường hoặc làm thành dạng hạt, dạng bột mịn hoặc dạng sệt.
Không thể phủ nhận sự ngon của đường thốt nốt. Tuy nhiên hơn tất cả, đường thốt nốt không chỉ ngon mà còn an lành. Với chỉ số đường huyết 35%, thấp hơn 2 lần đường kính trắng, đường thốt nốt có thể thay thế đường cát trong các bữa ăn hằng ngày.
Đặc biệt, đường thốt nốt của Đặc Sản Ngon Lành được phân phối bởi Foodmap là loại đường nguyên bản, không tách mật nên giữ trọn các chất dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đường được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, có hương thơm đặc trưng của hoa thốt nốt, không thêm chất bảo quản, chất phụ gia hay bất kì thành phần nào khác.
Nếm thử một miếng đường nguyên chất tự nhiên sẽ cho ra hương vị khác biệt hoàn toàn so với đường có chất tẩy, pha phụ gia hay thêm đường trắng.
Đường có vị ngọt dịu cùng một chút chua thanh, beo béo thơm phức. Nếm một chút thôi, miếng đường tan ngay trên đầu lưỡi, hậu vị ngọt ngào vương mãi trong khoang miệng, hương thơm thoang thoảng say đắm lòng người.
Đặt ngay đường thốt nốt Đặc sản ngon lành tại Foodmap tại đây!