Danh mục sản phẩm
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ THỰC HÀNH KINH DOANH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP THEO KHUNG
MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI – QUẢN TRỊ (ESG)(trong khuôn khổ thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực TNKD bền vững giai đoạn 2022-2025)
Sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội toàn cầu là nền tảng cốt lõi cho việc thực hành nguyên tắc môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nguyên tắc ESG đã được phát triển trong 18 năm sau khi được đề xuất chính thức vào năm 2004 [1][2]. Từ góc độ doanh nghiệp, ESG là bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp trong quá trình vận hành công ty. ESG có vai trò như kim chỉ nam giúp các bên liên quan thấy rõ cách thức mà doanh nghiệp quản lý, nhìn nhận rủi ro cũng như đón nhận cơ hội ở ba khía cạnh này [3].
Một ví dụ về các nội dung cốt lõi của từng khía cạnh của ESG được thể hiện ở.
Theo GRI, bối cảnh bền vững có thể được nhóm lại theo hai hướng chính: các tổ chức công bố, các bộ tiêu chuẩn và các tổ chức ban hành,…[4]:
Quy trình đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững của doanh nghiệp theo khung Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) bao gồm xác định mức độ thực hành môi trường, xã hội và quản trị, và dựa trên tỷ trọng môi trường, xã hội và quản trị khác nhau ở các nhóm ngành nghề khác nhau. Trên thế giới, có nhiều tổ chức đã giới thiệu các khung đánh giá ESG với mức độ đánh giá chuyên sâu khau nhau và theo các bộ tiêu chuẩn với số lượng các tiêu chí khác nhau. Với Công cụ đánh giá mức độ thực hành kinh doanh bền vững theo khung ESG trong khuôn khổ thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025, doanh nghiệp khi tự thực hiện đánh giá sẽ sử dụng Công cụ được thiết kế trên nền tảng online tại Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phần 1: Thông tin doanh nghiệp
….Sau khi doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin của Phần 1, doanh nghiệp bấm nút “Xác nhận” để đi đến phần đánh giá theo 3 yếu tố chính gồm có: môi trường, xã hội và quản trị.
Việc đánh giá ESG bao gồm việc đánh giá theo 3 trụ cột với 16 tiêu chí liên quan đến môi trường, 32 tiêu chí liên quan đến xã hội và 14 tiêu chí liên quan đến quản trị nếu là doanh nghiệp không niêm yết hoặc 34 tiêu chí nếu là doanh nghiệp niêm yết. Các tiêu chí tại mỗi Trụ cột được phân nhóm theo từng mảng đánh giá như liệt kê tại bảng dưới đây. Phần từng tiêu chí cụ thể, giải thích và hướng dẫn chi tiết từng tiêu chí được nêu chi tiết tại Mục 33. Giải thích, hướng dẫn các chỉ số của cuốn Sổ tay này. Doanh nghiệp chọn một đáp án trong phần trả lời tại thanh kéo thả.
Bảng kết quả sẽ bao gồm các thông tin:
Tổng điểm về mức độ thực hành ESG của doanh nghiệp tính theo thang điểm 100.
+ Hạng C (tổng điểm nhỏ hơn 50): Doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn nhận hỗ trợ.
+ Hạng B (tổng điểm từ 50 đến 80): Doanh nghiệp có tiềm năng đạt tiêu chuẩn nhận các hỗ trợ cơ bản theo quy định.
+ Hạng A (tổng điểm lớn hơn 80): Doanh nghiệp có tiềm năng đạt tiêu chuẩn nhận các hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định.
=> Để công cụ tự đánh giá ESG có thể hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp trong việc nêu ra các định hướng và khuyến nghị về cải thiện các thực hành trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng bền vững, với mỗi tiêu chí được đưa ra, doanh nghiệp cần lựa chọn câu trả lời đúng với thực tiễn của doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện đánh giá. Trong quá trình doanh nghiệp tự đánh giá, công cụ đánh giá ESG không yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các văn bản ghi chép, giấy từ chứng minh hoạt động đã được tiến hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bắt đầu hoặc tiếp tục nếu đang thực hiện việc thu thập văn bản, giấy tờ có thể làm bằng chứng cho những câu trả lời “Có” của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu khi doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá ESG. Doanh nghiệp có thể phối hợp với chuyên gia, tư vấn ESG để rà soát lại kết quả Đánh giá ESG và được tư vấn để chuẩn bị các văn bản, bằng chứng liên quan để cung cấp cho cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá ESG. Ngoài ra, tiến hành rà soát các văn bản, bằng chứng liên quan sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh lại quá trình lưu trữ hồ sơ của bản thân doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng trong việc báo cáo thực hành ESG.
3. Giải thích, hướng dẫn các chỉ số
3.1. Môi trường
Ta cần chú ý đến những vấn đề xoay quanh môi trường như: tuân thủ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối với nhà cung cấp, vật liệu, năng lượng, khí thải, đa dạng sinh học,… có đầy đủ các thông tin về công hỏi trả lời và hướng dẫn cho chủ đề môi trường.
3.2. Xã hội
Ở khía cạnh xã hội sẽ có những chủ đề như: việc làm, mối quan hệ lao động/ quản lý, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo , sự đa dạng, cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử,…vẫn là giải đáp về câu hỏi, thông tin hướng dẫn về chủ đề xã hội.
3.3.Quản trị
Cuối cùng là khía cạnh Quản trị , gồm có: cam kết thực hiện ESG hoặc kinh doanh bền vững, Cơ cấu và chức năng của Hội đồng quản trị (HĐQT) hoặc Hội đồng thành viên (HĐTV) hoặc Ban Giám đốc, Quản trị sự tham gia của các bên liên quan, Môi trường kiểm soát ,Quyền cổ đông,…..cung cấp những thông tin quan trọng xoay quanh quản trị.