Đường Trắng - Chất Tạo Ngọt Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Cơ

  • Biên tập bởi
  • Foodmap ngày 14/08/2023
  • 3319

“Nơi nào có nhà máy sản xuất đường tinh luyện, nơi đó có nhà thương điên.”

Đây là điều nghiệt ngã, nhưng đó lại là sự thật. Cùng tỉnh với nhà máy sản xuất đường tinh luyện là nhà thương điên. Điều này đúng trên toàn thế giới, không chỉ một quốc gia nhỏ lẻ nào.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 1

(Nguồn: Internet)

Có lẽ bạn cần biết về thông tin này:

  • Vào những năm 1976 – 1980, rất hiếm trường hợp bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở độ tuổi dưới 40 tuổi.
  • Nhưng trong thế giới ngày nay, rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi.
  • Trong năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.

Điều này cho thấy một thực trạng là thói quen ăn đồ ngọt hiện nay của các bạn trẻ đang trở nên đáng báo động. Kéo theo đó là những hệ lụy to lớn mà giới trẻ phải đối mặt khi sức khỏe ngày 1 xuống cấp.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, tiêu thụ quá nhiều đường là bạn đang đến gần hơn với “cái chết trắng”.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 2

(Nguồn: Internet)

Vậy bạn suy nghĩ gì về sản phẩm đó? Ăn đường trắng vào cảm thấy dễ chịu, đó là do cơ thể chúng ta đã lấy khoáng chất trong cơ thể ra để trung hòa đường trắng (năng lượng rỗng). Việc tiết khoáng chất làm cơ thể dễ chịu.

Nhưng ăn đường trắng để hưởng sự dễ chịu đó thì không khác gì một em bé thấy vị khách lạ đến nhà, em bé được ăn rất nhiều đồ ngon, tưởng đâu thức ăn do khách mang tới. Bé đâu ngờ cả tuần sau cả gia đình mình sẽ phải ăn cơm với muối, vì thức ăn ngon đã đem hết ra đãi khách rồi.

Đường trắng cũng trá hình trong kem, kẹo, bánh, thực phẩm công nghiệp và trong cả những quả ô mai ngọt ngào mà nhiều vị phụ huynh dành tặng con mình.
Sự khác biệt trong lợi ích sức khỏe.

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 3

(Nguồn: Internet)

Mặc dù cả hai loại đường mía thô và đường tinh luyện đều cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng chế độ giải phóng năng lượng là khác nhau.

– Đường tinh luyện: Là một trong những hình thức đơn giản nhất của đường mía, đường được ngay lập tức hấp thụ vào máu và giải phóng một năng lượng. Điều này có thể chứng minh có hại cho một số cơ quan nội tạng như thận, mắt và não bộ, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường. (Những người xấu đói là do lượng isulin tăng giảm đột ngột cũng do chế độ ăn quá nhiều đường tinh luyện)
Khi bạn ăn quá nhiều đường trắng, nó không những làm bạn trở nên béo phì mà còn gây hại não, tích lũy mỡ thừa, giảm trí nhớ…

Đường trắng - chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ - Ảnh 4

(Nguồn: Internet)

– Đường mía thô: khi ở thể phức tạp hơn nhiều so với đường tinh luyện, vì nó được tạo thành từ các chuỗi dài của sucrose. Do đó, nó được tiêu hóa chậm hơn so với đường và năng lượng phát hành từ từ và không ngay lập tức. Điều này cung cấp năng lượng trong một thời gian dài và không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Đường mía thô cũng tập hợp một số lượng đáng kể của các muối sắt (iron) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt. Một lần nữa, đường mía thô cũng chứa các muối khoáng mà rất có lợi cho cơ thể.

Bạn có thể cảm nhận khi ngâm 1 cục đường mía thô, nó tan trong miệng và để lại một chút muối trên lưỡi. Và đây là muối khoáng tự nhiên được mía tổng hợp từ đất. Hơn nữa, đường mía thô là rất tốt trong vai trò là 1 tác nhân làm sạch. Nó làm sạch phổi, dạ dày, ruột, thực quản và đường hô hấp.

Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Nếu bạn có con nhỏ thì càng không nên bỏ qua đường thốt nốt!

TOP