Báo cáo thị trường cà phê tháng 2/2023

  • Biên tập bởi
  • foodmap ngày 02/11/2023
  • 4943

I . Thị trường cà phê thế giới.

1. Sản xuất

Lo ngại về thiếu hụt nguồn cung cà phê do tình hình thời tiết không thuận lợi tại Brazil cùng báo cáo tồn kho giảm đã tạo ra tác động tích cực đáng kể lên thị trường cà phê toàn cầu trong tháng 2. Giá cà phê arabica trên sàn New York đã phục hồi gần đây, nhưng vẫn thấp hơn thị trường nội địa Brazil. Lượng tồn kho đã giảm sau hai vụ mùa yếu kém, khiến người nông dân không muốn bán ra ở mức giá hiện tại. Do đó, các thương nhân quốc tế đang tìm kiếm nguồn cung cấp cà phê với giá gần với giá tương lai trên sàn New York.

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), dự trữ cà phê arabica trên sàn New York đã giảm 5%, nhưng dự trữ robusta tăng 13,8%. Reuters dự đoán thiếu hụt cung cà phê thế giới có thể khoảng 4,15 triệu bao. Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 2,8% trong 3 tháng đầu niên vụ hiện tại. ICO dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 giảm 2,1%, trong khi tiêu thụ dự kiến ​​tăng 3,3%. Sản lượng niên vụ cà phê của Việt Nam giảm 10-15% do người dân chuyển đổi cây trồng.

Ở Colombia, tổng sản lượng cà phê giảm 10% trong 12 tháng tính đến tháng 1/2023. Tại Peru, thời tiết không thuận lợi và tình hình chính trị bất ổn đang ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê.

2. Tiêu thụ

ICO cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 giảm 10,2% so với tháng trước và giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 4 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6% so với cùng kỳ niên vụ trước, xuống còn 39,9 triệu bao. Cà phê nhân xanh chiếm gần 90% xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1, với khối lượng đạt 10,2 triệu bao, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2023, lượng xuất khẩu cà phê nhân xanh đạt 36 triệu bao, giảm 5,4% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu cà phê nhân xanh arabica Brazil giảm 17% trong tháng 1 và giảm 0,1% sau 4 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuống 13,1 triệu bao. Các lô hàng arabica khác giảm 18% trong tháng 1 và đạt 5,1 triệu bao sau 4 tháng đầu niên vụ cà phê 2022-2023, giảm 18%.

Xuất khẩu cà phê arabica Colombia giảm mạnh nhất với 20,9% trong tháng 1 và 15,9% trong 4 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống 3,7 triệu bao.Trong tháng 1, lượng xuất khẩu cà phê robusta giảm 10,1%, trong khi trong 4 tháng đầu của niên vụ 2022-2023 giảm 1,4%, đạt gần 14 triệu bao.

bieu-do-motTrong tháng 1 vừa qua, lượng xuất khẩu cà phê hòa tan giảm 3%, chỉ còn đạt 0,9 triệu bao. Tính đến sau 4 tháng đầu niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê hòa tan trên thế giới đã giảm 11,2% so với niên vụ trước đó, chiếm khoảng 10,1% trong tổng lượng xuất khẩu cà phê toàn cầu. Tương tự, xuất khẩu cà phê rang xay cũng giảm 9% trong tháng 1, chỉ đạt 61.683 bao. Tính đến sau 4 tháng, khối lượng cà phê rang xay được xuất khẩu trên toàn cầu đã giảm xuống còn 278.977 bao so với cùng kỳ năm trước.

bieu-dp-2

Trong tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê khu vực Nam Mỹ giảm 19,9% xuống 3,9 triệu bao, do sự giảm của Brazil, Colombia và Peru lần lượt là 16%, 18,8% và 63,9%. Colombia chịu ảnh hưởng từ hiện tượng La Niña, trong khi Peru gặp khó khăn do thời tiết và tình hình chính trị không ổn định. Sự sụt giảm ở Peru cũng có liên quan đến việc sản lượng xuất khẩu tháng 1/2022 tăng đột biến, vượt qua mức trung bình của 6 năm qua.bieu-do-3

 

Trong tháng 1, khu vực châu Á và châu Đại Dương ghi nhận giảm xuất khẩu cà phê 17,2% và 3,3% trong 4 tháng đầu niên vụ 2022-2023. Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia, các quốc gia hàng đầu trong khu vực, đều trải qua sự sụt giảm đáng kể. Ngược lại, khu vực châu Phi đã tăng trưởng 19,5% và 1,4% tương ứng trong tháng 1 và 4 tháng đầu niên vụ, với Uganda dẫn đầu với sự phục hồi sau chuỗi suy giảm kéo dài 12 tháng. Ở khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê giảm 5% trong tháng 1 và 11,4% trong 4 tháng, nhưng Honduras và Mexico đều ghi nhận xu hướng tăng do nguồn cung dồi dào và cao điểm thu hoạch.

3. Diễn biến giá

Chỉ số giá cà phê tổng hợp (I-CIP) theo dõi bởi ICO đã tăng 11,4% trong tháng 2, đạt mức bình quân 174,8 UScent/pound, với mức giá dao động từ 169,5 đến 183,9 UScent/pound.

bieu-do-4

Trong tháng 2, giá cà phê robusta và arabica tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Đồng thời, việc đồng real tăng giá trị so với đồng USD ở đầu năm đã giới hạn người trồng cà phê tại Brazil từ việc bán ra, đồng thời đẩy giá cà phê tăng cao hơn. Đến ngày 28/2, giá cà phê robusta giao trong tháng 5 đã tăng 10% so với tháng trước, lên mức 2.121 USD/tấn.

B-do-5

Giá cà phê arabica giao trong tháng 5 cũng tăng 15% lên 190 UScents/pound.

B-D-64. Dự báo

Dự kiến giá cà phê sẽ giảm do thông tin tiêu cực từ thị trường tài chính và Fed thì tăng lãi suất liên tục. Sự sụp đổ của ngân hàng SVB cũng gây áp lực tiêu cực đối với tâm lý người mua. Mặt khác, dự kiến cung cà phê từ Indonesia sẽ tăng do vụ thu hoạch mới, trong khi xuất khẩu của nhiều quốc gia đang giảm, giúp giảm đà tăng giá. Tuy nhiên, trong tương lai, tình trạng thiếu hụt cà phê có thể làm tăng giá do nhiều quốc gia gặp khó khăn với nguồn cung.

II . Chuyển biến thị trường cà phê Việt

1. Sản xuất 

Dự báo sản lượng cà phê cho niên vụ 2022-2023 sẽ giảm khoảng 10-15% so với niên vụ trước, xuống khoảng 1,47 triệu tấn. Nguyên nhân chính là do diện tích trồng cà phê giảm, khi người dân chuyển sang trồng các cây trồng khác. Hiện diện tích cà phê của Việt Nam vào năm 2022 là 710.000 ha, với sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Các tỉnh Tây Nguyên chiếm phần lớn về diện tích và sản lượng cà phê của cả nước, với Gia Lai đang hướng tới ổn định diện tích 100.000 ha, áp dụng công nghệ tưới tiêu tiên tiến. Đắk Nông, tỉnh chiếm 23% diện tích cà phê cả nước, ghi nhận tổng diện tích 139.932 ha và tổng sản lượng 356.612 tấn cà phê vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam đối diện nhiều thách thức như cân cầu cà phê, sự thịnh vượng của người trồng, trách nhiệm giải trình, tiêu dùng nội địa, biến đổi khí hậu và quy định mới từ các nước nhập khẩu. Đắk Lắk, thủ phủ cà phê của Việt Nam, đang phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu, diện tích sản xuất hạn chế, khai thác đất quá mức, và thiếu chế biến sâu.

2. Tiêu thụ 

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 2, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 200.056 tấn, trị giá 435 triệu USD, tăng 40% so với tháng trước. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê giảm 7,8% về lượng và 9,5% về trị giá, đạt 342.352 tấn và 745,3 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong 2 tháng đầu năm là 2.177 USD/tấn, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.  

B-D-7Mặc dù giá cà phê đang ở mức cao, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường lớn vẫn duy trì xu hướng tích cực. Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% khối lượng xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu sang nhiều nước trong EU tăng mạnh, nhưng Bỉ lại ghi nhận sự giảm mạnh 42,9%. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê sang Mỹ, Nga, Algeria cũng đều tăng đáng kể, cùng với sự gia tăng đáng kể trong việc nhập khẩu cà phê từ Mexico, Indonesia và Ấn Độ.

B-d-8

3. Diễn biến giá 

Trong 2 tháng đầu năm, giá cà phê tại Việt Nam tăng mạnh khoảng 20%, lên mức khoảng 46.700 – 47.100 đồng/kg, đạt mức cao nhất trong 5 tháng trở lại đây và chỉ thấp hơn đỉnh cao 50.700 đồng/kg vào tháng 8 năm trước.

B-d-9

Tình hình thị trường cà phê tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng tiêu cực từ sản xuất cà phê tại Brazil do thời tiết xấu. Các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã tập trung mua vào để giữ hàng, góp phần đẩy giá cà phê thế giới lên cao hơn và giá cà phê trong nước cũng tăng theo.

4. Dự báo

Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 342.352 tấn, trị giá 745,3 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và 9,5% về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong 2 tháng đạt 2.177 USD/tấn, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình này cho thấy nhu cầu cà phê trong ngắn hạn đang yếu, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu lạc quan về tình hình dài hạn, với dự đoán nhu cầu tăng mạnh, đặc biệt nếu tình hình thời tiết xấu tiếp tục ảnh hưởng tới thị trường Brazil.

5. Tăng trưởng nhập khẩu cà phê Việt Nam tại Pháp

Trong 11 tháng năm 2022, Pháp đã tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam lên 24,5 nghìn tấn, trị giá 58,79 triệu EUR (tương đương 62,11 triệu USD), tăng 23,6% về lượng và 107,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

b-d-10

Trong 11 tháng năm 2022, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Pháp từ thế giới đã tăng lên 6,97%, so với 5,22% trong cùng kỳ năm 2021. Lượng nhập khẩu nội khối giảm 5,8% về lượng, nhưng tăng 31,2% về trị giá, trong khi lượng nhập khẩu từ các nước bên ngoài giảm 9% về lượng, nhưng tăng 7,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Pháp trong 11 tháng năm 2022 đạt mức 7.919 EUR/tấn, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2021.

BĐ-11

III . Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành

  • Cổ phiếu CFV của CTCP Cà phê Thắng Lợi: đã tăng trần liên tục trong 14 phiên, đẩy giá từ 8.600 đồng/cp lên 67.600 đồng/cp, trước khi điều chỉnh về 63.700 đồng/cp vào ngày 13/3. Đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu này gây chú ý với việc tăng mạnh, khi năm 2022 đã tăng 21 lần chỉ trong một tháng. công ty đã phải lên tiếng về việc tăng giá cổ phiếu, bác bỏ việc có sự can thiệp từ các cá nhân lợi dụng lỗ hổng thị trường.
  • Giám đốc Công ty Cà phê Thuận An, ông Lê Văn Một, đã mua vào 1.700 cổ phiếu TAN để tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,11% vốn điều lệ vào ngày 16/2. Ông Một cũng đăng ký mua thêm 174.900 cổ phiếu TAN thông qua thỏa thuận và khớp lệnh từ 2/3 đến 24/3. Trong khi đó, Kế toán trưởng, bà Lê Thị Định, dự kiến bán ra 1.700 cổ phiếu vào thời điểm 15/2 – 16/3 để giải quyết tài chính cá nhân. Ngày 16/3 cũng là ngày cuối cùng để đăng ký tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 của công ty tại tỉnh Đắk Nông. Thời gian và tài liệu họp vẫn chưa được công bố.

 

Cà phê Petec (Mã: PCF) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vào ngày 27/3 tại quận 3, TP HCM. Đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Thanh Hải, Thành viên HĐQT, đã được công ty nhận được trước thềm ĐHĐCĐ.

CTCP VinaCafé Biên Hòa (Mã: VCF) dự định tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 trong tháng 4. Ngày đăng ký cuối cùng là 8/3, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/3.

Cà phê Gia Lai (Mã: FGL) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên trong tháng 4 tại tỉnh Gia Lai. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự là 9/3, ngày giao dịch không hưởng quyền là 8/3. Công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2023 và bầu mới nhân sự cho nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Cà phê Phước An (Mã: CPA) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 vào ngày 21/4 tại Đắk Lắk. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt quyền tham dự là 24/3, ngày giao dịch không hưởng quyền là 23/3.

VI . Sự kiện ảnh hưởng đến thị trường cà phê

Tác động của quyết định tăng lãi suất của Fed đến thị trường cà phê

Theo dự báo, cuộc họp dự kiến của Fed trong tuần 3 tháng 3 sẽ không có tăng lãi suất do sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Dự kiến này từ Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho thấy tâm lý của thị trường có thể được giải toả và giá cà phê có thể nhận động lực tăng trưởng nếu không có sự điều chỉnh lãi suất từ Fed. Tuy nhiên, nếu lãi suất vẫn tiếp tục tăng, thị trường cà phê có thể phải đối mặt với áp lực tiếp tục trong tương lai.

Nguồn: VietnamBiz

TOP