Làm Hồng Treo Gió Để Kinh Doanh Là Khó Hay Dễ?

  • Biên tập bởi
  • Thủy Đỗ ngày 03/10/2023
  • 3797

Làm hồng treo gió để kinh doanh là khó hay dễ? Đây là một bài toán kinh doanh đòi hỏi người kinh doanh cần phải hiểu rõ về nguồn gốc. Bên cạnh đó còn biết rõ về cách thức làm hồng dẻo ngon, chọn lựa để đưa đến kết quả tốt nhất. Ở bài viết này FoodMap sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó.

Nguồn gốc của quả hồng

nguon goc cua qua hong

Năm 1933, người Pháp mang giống cây hồng về Việt Nam trồng rải rác trong vườn nhà… Từ năm 1956 đến năm 1975, cây hồng được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, về trồng ở các thung lũng, ven sông, trong vườn, Đèo Prenn …

Từ năm 1991, ở Đà Lạt cây hồng ngày càng phát triển, vì giống cây hồng hợp với khí hậu ôn đới mát lạnh nên gần 80-90% hầu hết các vườn nhà hộ gia đình ở đây đều có từ 1 đến 100 cây hồng. Đối với người dân địa phương, cây cối không chỉ tô điểm thêm màu sắc cho khu vườn của họ mà còn tạo bóng mát và cho trái ngon. 

Những quả hồng tươi tại vườn hồng

nhung qua hong tuoi tai vuon hong

Nguyễn Hữu Tranh, tác giả cuốn “Đà Lạt xưa”, một nghiên cứu điển hình về các đô thị vùng cao, cho biết: “Cây hồng là thực thể văn hóa định hình nên nếp sống của cư dân Đà Lạt.

Phải mất gần một thập kỷ mới có một cây hồng trưởng thành, nhưng hồng chỉ bán với giá 5.000-10.000 đồng / kg, mỗi cây chỉ cho năng suất tối đa 100kg/năm, và rõ ràng người dân địa phương trồng hồng để lấy quả chứ không phải thu kinh tế ”. 

Hồng Đà Lạt ở Cầu Đất có những vụ nông dân cho thối cả cây vì giá quá rẻ. Vào thời điểm cách đây 6,7 năm trước thương nhân Trung Quốc đến Đà Lạt thu mua hồng rồi đợi hồng chín rồi mới thu hoạch bắt đầu gây sức ép với người dân, lúc này dân ta bị ép giá thê thảm.

Chỉ 1.000 cái – 2.000đ cho 1 kg. Trước đây, giá hồng giòn trái vụ chỉ 2.000 đồng/kg. Người dân lũ lượt ra đường bán cho du khách để bù công thu hoạch.

>> Sử dụng loại hồng nào để làm hồng treo gió?

Sự ra đời của hồng treo

Vào năm 2012, với sự phát triển của ngành chế biến quả hồng treo gió (hồng gió có tên đầy đủ là hồng treo gió Hoshigaki. Đây là phương pháp sấy hồng theo công nghệ của Nhật Bản) đã giúp người nông dân mở ra một trang mới giúp củng cố kinh tế của bà con.

Công nghệ chế biến hồng này đã trở thành bàn đạp giúp người dân phát triển và đi lên, đặc biệt là đưa quả hồng sấy dẻo Đà Lạt lên một tầm cao mới và đánh một dấu mốc quan trọng cho nghành nông nghiệp toàn tỉnh Lâm Đồng.

hong-treo-gio-da-lat

Lợi ích đối với người dân làm hồng treo

Hiện giá hồng tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg, đầu vụ và cuối vụ có giá cao hơn. Cách chế biến nguyên chất và tinh tế của hồng treo gió đã làm nên tên tuổi đặc sản Đà Lạt nổi tiếng.

Một hộp hồng treo gió đắt gấp đôi hồng khô, thậm chí có khi đắt gấp 3 – 4 lần. Phương pháp treo hồng dẻo của người Đà Lạt từ Nhật Bản đã cứu công nghệ chế biến hồng dẻo Đà Lạt và giúp cây hồng không bị phá bỏ.

>> Hồng sấy dẻo và hồng khô hồng nào ngon hơn?

Cách thức chọn lựa

Cái hay của truyền thống này ở Nhật Bản là sau khi quả hồng chín, người ta đem phơi nắng và gió, cho ra thành phẩm là quả hồng treo gió mềm mà vẫn giữ được vị ngọt và vị ngọt vốn có.

Nhược điểm của phương pháp này là độ hao hụt sau chế biến rất lớn, nếu thời tiết nắng mưa thất thường hồng sẽ rụng cuống hoặc lên mốc không thể sử dụng được.

Những quả hồng mà được lựa chọn phải là quả nửa chín. Tiếp theo, quả hồng phải được cho qua lò than củi để các lớp bên ngoài bắt đầu se lại. Sau đó, chúng được đưa vào buồng khử nước có cửa kép và quạt gió để ngăn bụi và vi khuẩn xâm hại.

Trong quá trình này, quả hồng phải được mát xa để đảm bảo độ ngọt. Toàn bộ quá trình này mất 25 ngày.

“Miếng hồng dẻo ngon là trái hồng không có cuống, khi cắt ra có một lớp mật ngọt trong ruột và gần như tất cả mùi thơm của trái hồng đều hội tụ ở đây”. 

Thưởng thức hồng treo

thuong-thuc-hong-treo-gio
Thưởng thức hồng treo gió Đà Lạt

Hồng treo gió thường được dùng trong việc thưởng thức trà. Bạn nên bảo quản hồng treo gió ở ngăn đá tủ lạnh (hạn bảo quản là 6 tháng), để giữ được chất lượng và độ thơm ngon nhất khi ăn thì lấy ra để nguội từ 5 đến 10 phút hoặc ăn trực tiếp vì quả hồng không bị đông đá.

Đối với sự chăm chút, tỉ mỉ và tâm tư để làm nên những quả hồng treo gió, thật không lầm khi gọi mỗi lát hồng treo gió là một kiệt tác của nghệ thuật ẩm thực Đà Lạt.

Chính vì giá trị của hồng sấy theo công nghệ Nhật Bản tăng cao so với cách làm truyền thống nên ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất ra đời, vậy ngại gì mà bạn không thử trải nghiệm làm món ăn “làm mưa làm gió” này để trải nghiệm. 

Đến đây chắc bạn đã có câu trả lời cho riêng mình về việc bán hồng treo gió dễ hay khó. Thực tế, kinh doanh là câu chuyện đường dài, khó có thể lường trước được. Vì thế nếu bạn đam mê, cố gắng thì FoodMap tin rằng bạn sẽ sớm gặt hái được một kết quả tốt trong tương lai.

TOP