CÔNG TY TNHH CON TÔM

SALE 25-30

Bánh Phồng Tôm - Túi 100g - Con Tôm Rừng

  • (3)
    • 1301 Đã bán
    32,000 ₫

    45,000 ₫ -29%

    SALE 25-30

    Bánh Phồng Tôm Nguyên Tôm - Con Tôm Rừng

  • (5)
    • 256 Đã bán
    159,000 ₫

    180,000 ₫ -12%


    Chàng trai 9X và thương hiệu con tôm rừng

    29 tuổi, chàng trai trẻ Phạm Xuân Thành chọn những bước đi “chậm mà chắc” để đưa con tôm vùng ngập mặn Cà Mau vươn ra thế giới với định vị sản phẩm chất lượng cao.

    Gặp nhau vào đầu tháng 12-2019, chàng giám đốc sinh năm 1991 cho biết đang tăng cường sản xuất sản phẩm cho thị trường tết năm nay – mùa tết thứ tư của thương hiệu “Con Tôm Rừng”. Khiêm tốn và chân thành, Thành chia sẻ sau ba mùa tết, anh vẫn cố gắng hoàn thiện sản phẩm hơn nữa để cung cấp cho khách hàng.

    Nét bút đầu tiên trong bức tranh

    Chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị nhân dịp xuân về, chàng cựu sinh viên trường Đại học Kiến trúc TPHCM cho biết anh xem cuộc hành trình ba năm đầu tiên khởi nghiệp của mình là một bức tranh vẽ phong cảnh đầy nắng sớm. “Nghĩ đến phong cảnh thì tôi nghĩ ngay đến 9 héc ta rừng ngập mặn của gia đình và những gì có ở đó. Ba năm vừa qua tôi học hỏi được rất nhiều thứ và thấy bản thân mình không còn bị giới hạn trong một khuôn khổ nhất định như trước đây nữa. Tôi vượt qua được những rào cản của chính mình để tự giải phóng bản thân”, anh Thành nói.

    Ba năm khởi nghiệp với nhiều người có lẽ đã đủ dài để gặt hái thành công. Tuy nhiên, với Thành, sau ba năm thì mọi thứ như vừa bắt đầu. Cách đây ba năm, khi chưa tìm được thị trường và không biết bán hàng như thế nào, Thành đem những con tôm rừng ngập mặn ở quê mình tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau giới thiệu tại chợ Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TPHCM.

    Thành tự nhận mình may mắn vì bán được những sản phẩm đầu tiên, tìm được thị trường và đặc biệt là gặp được những người tốt, hỗ trợ và giúp đỡ trong những ngày đầu gian khó. Dần dần, Thành cho ra đời bao bì thương hiệu sản phẩm, mở công ty và mở tour du lịch về vùng đất Mũi để khách hàng biết đến con tôm vùng ngập mặn nhiều hơn. Chàng trai lấy tên công ty là Con Tôm, thương hiệu là Con Tôm Rừng, chỉ đơn giản như vậy.

    “Công việc nào cũng có thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, bản thân tôi nhìn lại thì thấy mình may mắn. Khó khăn có nhưng đó cũng là may mắn, vì mình may mắn có… khó khăn để có những trải nghiệm khi vượt qua nó. Trong đó, điều may mắn lớn nhất mà tôi có được là gia đình, gia đình luôn ủng hộ và hỗ trợ tôi rất nhiều cho công việc hiện tại”, Thành chia sẻ.

    Trong suốt thời gian khởi nghiệp vừa qua, “dấn thân” là hai từ mà Thành học được qua những khó khăn. Nhiều người thường nghĩ rằng, kinh doanh phải nghĩ đến những điều lớn lao, nhưng với Thành, để có được những điều lớn lao đó thì phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và anh không ngại dấn thân làm bất cứ điều gì cho mình, như việc phải ngồi vỉa hè bán hàng trong thời gian đầu.

    Học và tiếp bước

    Đến lúc này, sau ba mùa tết, Thành xác định vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. “Tôi sẽ vẫn đi bán tôm và vẫn còn được bán tôm là đã thấy hài lòng rồi”, Thành nói. Anh cho biết, đến thời điểm này, mọi việc đã vượt ngoài mong đợi lúc ban đầu của anh và chàng trai 9X đang vạch ra một kế hoạch dài hơi cho bản thân và con tôm của mình.

    Hiện nay, doanh thu trung bình mỗi tháng của Thành khoảng 100 triệu đồng, đồng thời sản phẩm cũng đã có mặt ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng… thông qua các kênh phân phối như cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị… Chàng trai trẻ kỳ vọng sau tết, khách hàng vẫn nhớ đến và tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình. “Nên tôi có mối quan hệ thân thiết với khách hàng, có những người gắn bó đã ba năm nay. Đương nhiên, tôi sẽ vẫn tìm thêm khách hàng mới, tìm thêm thị trường mới nhưng không vội, khách hàng đang có là khách hàng quan trọng hơn”, Thành chia sẻ.

    Nói về hành trình sắp tới, Thành cho biết sẽ có những thay đổi về bản thân anh chứ doanh nghiệp hay sản phẩm thì vẫn như vậy. Bản thân Thành quan niệm rằng, việc học là việc cả đời và cần phải học mỗi ngày. Vậy nên, đầu tư cho bản thân, đầu tư cho việc học là điều rất nên làm. “Khi mình phát triển được mình thì mới có thể phát triển được doanh nghiệp của mình. Tôi còn trẻ, còn nhiều điều phải học. Mơ lớn thì ai cũng mơ, nhưng cũng phải thực tế, mà cái thực tế trước hết là phải đi học”, Thành nói và cho biết mình đang đi học Anh văn và các kỹ năng để hoàn thiện bản thân.

    Mô hình Con tôm rừng

    Công tác bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả nhờ được phối hợp hài hòa giữa ngành lâm nghiệp với nông dân, cũng chính là những người trồng và giữ rừng ngập mặn. Thu nhập của cư dân vùng đước chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên theo từng con nước. Dưới những tán rừng xanh, con người và sinh vật như nương nhau mà sống. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên, cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng, tự giác trồng và bảo vệ rừng. Nhịp sống của bà con vùng ngập mặn nhộn nhịp hẳn lên.

    Thật ra việc nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Từng gọi là nuôi, nhưng tự ăn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà sinh sôi nảy nở. Dưới hệ thống chằng chịt nhiều con rạch, con xẻo, dẫn nước thủy triều từ biển vào rừng hằng ngày rồi rút ra đã mang đến cho nơi này nguồn phi sinh vật tự nhiên dồi dào, đủ sức nuôi lớn tôm, cua, cá dưới tán rừng.

    Nhiều năm trở lại đây, cây đước được bà con trồng thêm để tăng diện tích che phủ. Rừng đước ngập mặn trở thành môi trường thuận lợi để cư dân vùng rừng hình thành nghề nuôi trồng thủy hải sản tự nhiên nổi tiếng.

    Công tác bảo vệ rừng ngày càng hiệu quả nhờ được phối hợp hài hòa giữa ngành lâm nghiệp với nông dân, cũng chính là những người trồng và giữ rừng ngập mặn. Thu nhập của cư dân vùng đước chủ yếu dựa vào nguồn tôm, cua, cá tự nhiên theo từng con nước. Dưới những tán rừng xanh, con người và sinh vật như nương nhau mà sống. Rừng nuôi dưỡng nguồn lợi từ thiên nhiên, cư dân vùng rừng hưởng lợi ích từ rừng, tự giác trồng và bảo vệ rừng. Nhịp sống của bà con vùng ngập mặn nhộn nhịp hẳn lên.

    Thật ra việc nuôi tôm tự nhiên ngày nay cũng dựa vào kinh nghiệm dân dã của ông bà xưa. Từng gọi là nuôi, nhưng tự ăn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà sinh sôi nảy nở. Dưới hệ thống chằng chịt nhiều con rạch, con xẻo, dẫn nước thủy triều từ biển vào rừng hằng ngày rồi rút ra đã mang đến cho nơi này nguồn phi sinh vật tự nhiên dồi dào, đủ sức nuôi lớn tôm, cua, cá dưới tán rừng.

    1. Tự nhiên

    Tôm hoàn toàn không sử dụng THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP, không sử dụng THUỐC KHÁNG SINH. Tôm được khai thác tự nhiên dưới tán rừng, tạo lập nên hệ sinh thái Rừng – Tôm. Tôm ăn thức ăn tự nhiên, phát triển tự nhiên và khai thác cũng phải thuận theo tự nhiên.

    2. Hệ sinh thái

    Mỗi sản phẩm bạn đang sử dụng, là giúp cho cộng đồng cư dân vùng rừng đước ngập mặn nơi đây tiếp tục giữ vững công việc trồng rừng, giữ rừng và tạo lập hệ sinh thái rừng ngập mặn.

     

     

    Sản phẩm đã xem